Cao Thủ Chốt Số

PHO TƯỢNG PHẬT KHỔNG LỒĐến chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (P.5, TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) một ngày cuối thời tiết

【thời tiết】Ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam

PHO TƯỢNG PHẬT KHỔNG LỒ

Đến chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (P.5,ôichùacótượngPhậtnằmlớnnhấtViệthời tiết TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) một ngày cuối tuần, chúng tôi không khỏi choáng ngợp với số lượng phật tử và lữ khách vào tham quan, chiêm bái. Nổi bật nhất là những thiếu nữ mặc xà rông, áo tầm vông - trang phục truyền thống của đồng bào Khmer. Trong trang phục rực rỡ màu sắc và lấp lánh hoa văn, họ thực hiện một số động tác của điệu múa Rom Vong duyên dáng. Đa phần những cô gái này là người Kinh, đến từ Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang, TP.HCM. Họ muốn hóa thân thành cô gái Khmer để phù hợp với bối cảnh của ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng bậc nhất miền Tây.

Ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Tượng Phật nằm có chiều dài 63 m, cao 22,5 m, đặt trên cao 28 m so với mặt đất

DUY TÂN

Từ lâu, chùa Som Rong là niềm tự hào của người dân địa phương và ngày càng được nhiều du khách biết đến. Ngôi chùa nổi tiếng với tượng Phật Thích Ca lớn nhất VN. Tượng Phật nằm, chiều dài 63 m, chiều cao 22,5 m, đặt trên cao 28 m so với mặt đất, sơn 2 màu chủ đạo trắng và xanh nhạt. Bên dưới là không gian cho các tăng sinh hoạt, học tập. Phần đầu và phần thân đức Phật được chế tác tinh xảo, gương mặt nhân từ, phúc hậu. Càng đến gần pho tượng, mỗi người trông thấy mình thật nhỏ bé.

Thời gian lý tưởng nhất để tham quan chùa là lúc chiều tà. Hoàng hôn phủ sắc vàng cam rực rỡ khiến tượng Phật trở nên huyền ảo. Lúc này, tòa sala 1 trệt, 1 lầu hiếm có ở miền Tây cũng hiện lên nguy nga, lộng lẫy nhất. Ấn tượng hơn cả là phần mái nhà sala với nhiều mái nhỏ hợp thành thi nhau rực vàng, phản quang như một tòa lâu đài trong cổ tích. Trên đó là tượng đức Phật đứng trên chín rồng với ý nghĩa phổ độ chúng sinh.

Những ngôi chùa Khmer cổ kính không thể bỏ qua khi du lịch miền Tây

Ngôi bảo tháp có diện tích 100 m2, cao khoảng 25 m, với 4 lối đi đại diện cho cửa từ - bi - hỉ - xả. Mỗi lối dẫn lên được trang trí tượng thần rắn Naga và chạm hoa văn nổi của văn hóa Khmer truyền thống. Vị trí trung tâm là tượng Phật Thích Ca được sơn son thếp vàng, mặt quay về hướng đông.

Bảo tháp có 2 tầng: tầng trên lưu giữ tro cốt các vị đại đức, trụ trì chùa; tầng dưới lưu giữ hơn 400 lọ tro cốt của những người không có khả năng xây tháp riêng. Nét độc đáo của ngôi bảo tháp là được sơn bằng màu xám (màu vàng là truyền thống - PV), vừa toát lên vẻ mới mẻ vừa gợi sự cổ kính như đá nguyên khối. Đây là điểm nhấn mà mọi người đều không muốn bỏ lỡ khi đến chùa Som Rong.

Ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Ngôi bảo tháp có kiến trúc độc đáo bậc nhất miền Tây

CẶP ĐÁ NẶNG 4,2 KG NỔI TRÊN MẶT NƯỚC

Đại đức Lâm Bình Thanh, Phó trụ trì chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, cho biết chùa được xây dựng từ năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Tên chùa đặt theo tên gọi một loài cây dại là Som Rong, có hoa gọi là Bôtum, mọc quanh chùa rất nhiều thuở mới thành lập. Ban đầu, chùa được dựng bằng tre, lá tạm bợ; trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, xây dựng, mới khang trang như hiện nay. Với sự đóng góp của phật tử, chùa xây ngôi bảo tháp năm 2010, xây tòa sala năm 2013 và xây tượng Phật nằm năm 2017. Đặc biệt, năm 2018, chùa có sự kiện quan trọng khác là thượng tọa Lý Minh Đức (trụ trì chùa Som Rong) thỉnh một cặp đá "lạ" từ Campuchia về.

Để hiểu rõ hơn câu chuyện, đại đức Lâm Bình Thanh dẫn chúng tôi đến tòa sala, nơi đặt 2 hòn đá. Cặp đá trưng bày trang trọng phía dưới bàn thờ Phật, được giữ gìn cẩn thận trên đế, phía dưới lót vải. Bằng mắt thường có thể thấy rõ cặp đá có hình thù dị biệt, nhiều lỗ nhỏ li ti trải khắp bề mặt. Cạnh 2 hòn đá, nhà chùa chuẩn bị sẵn thùng nước để mọi người đều có thể thí nghiệm kiểm chứng. Khi cho cặp đá vào nước, tay nhấn mạnh xuống tận đáy thì đá vẫn nổi lên. Thử thả theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang, đá cũng không chìm.

Kể về "lý lịch" của cặp đá này, đại đức Lâm Bình Thanh cho biết, năm 2018, thượng tọa Lý Minh Đức đi thăm một ngôi chùa ở Siem Reap (Campuchia) thì có một người bản xứ cho biết bà đang sở hữu một cặp đá không bao giờ chìm trong nước. Thấy lạ, ông đến nơi xem và hỏi mua thì bà này không bán mà cúng dường cho nhà chùa. Cặp đá nặng 4,2 kg, được thượng tọa Lý Minh Đức thỉnh về chùa lúc 24 giờ 45 ngày 17.1.2018. Có người cho rằng đây là loại đá bọt, chứa khoáng thạch do trong đá có nhiều bong bóng nên nhẹ hơn nước.

Cùng gia đình đến tham quan chùa, chị Trần Thị Lan Anh (28 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết: "Tôi thấy rất thú vị vì chùa Khmer miền Tây có nhiều nét riêng biệt mà những nơi khác không thể có. Chùa không chỉ đẹp mà còn lạ nữa". (còn tiếp

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap